Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang bước vào giai đoạn phục hồi với nhiều biến động, câu hỏi “nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?” đang thu hút sự quan tâm đặc biệt từ cả người mua ở thực lẫn giới đầu tư. Tác động đồng thời từ bảng giá đất mới, quá trình sáp nhập hành chính và tốc độ đô thị hóa đang khiến mặt bằng giá thiết lập đỉnh mới, đặc biệt ở các khu vực giáp ranh TP.HCM như Dĩ An, Thuận An.

Từng được xem là “vùng trũng giá” để bổ trợ nguồn cung nhà ở vừa túi tiền cho TP.HCM, nay các thành phố Dĩ An và Thuận An (Bình Dương) đang ghi nhận mức tăng giá căn hộ mạnh mẽ. Khảo sát thị trường cho thấy, mức giá phổ biến hiện nay đã chạm ngưỡng 60 triệu đồng/m², chiếm tới 70–80% giỏ hàng ở những dự án mở bán gần đây. Trong khi đó, căn hộ giá dưới 40 triệu đồng/m² – từng là lựa chọn quen thuộc của người mua ở thực – đang ngày càng khan hiếm.

Lý do chủ yếu đến từ việc bảng giá đất mới có hiệu lực đã đẩy mạnh chi phí tiền sử dụng đất, khiến các chủ đầu tư buộc phải điều chỉnh giá bán để cân đối bài toán tài chính. Một loạt dự án tại Bình Dương vừa được UBND tỉnh phê duyệt nghĩa vụ tài chính trong tháng 4 và đầu tháng 5, ngay lập tức dẫn đến làn sóng điều chỉnh giá từ các chủ đầu tư.

Quy hoạch vùng TP.HCM mở rộng, cùng kế hoạch sáp nhập hoặc nâng cấp các đô thị vệ tinh như Dĩ An, Thuận An trở thành một phần của “thành phố phía Đông”

Điều này đang tạo ra một mặt bằng giá mới, thiết lập một ngưỡng đầu tư cao hơn cho bất động sản chung cư tại vùng giáp ranh TP.HCM – nơi sắp có thể trở thành một phần của đô thị trung tâm sau khi sáp nhập hành chính.

Quy hoạch vùng TP.HCM mở rộng, cùng kế hoạch sáp nhập hoặc nâng cấp các đô thị vệ tinh như Dĩ An, Thuận An trở thành một phần của “thành phố phía Đông” hay “siêu đô thị” mới, đang tạo ra kỳ vọng tăng giá mạnh mẽ trong ngắn hạn.

Dù vậy, các chuyên gia cảnh báo rằng: không nên mua bất động sản chỉ dựa trên kỳ vọng hành chính, bởi yếu tố quyết định giá trị bền vững vẫn là kết nối hạ tầng, chất lượng quy hoạch và năng lực vận hành thực tế sau sáp nhập.

Đọc thêm : Đông Anh, Đan Phượng dẫn sóng thị trường biệt thự, liền kề Hà Nội đầu 2025

Tuy nhiên, yếu tố tâm lý thị trường thường đóng vai trò kích hoạt làn sóng đầu tư. Với nhà đầu tư lướt sóng, đây có thể là thời điểm tranh thủ. Nhưng với người mua để ở hoặc đầu tư dài hạn, việc mua sớm trước khi sáp nhập có thể giúp tránh được đợt tăng giá sau khi thông tin quy hoạch chính thức được công bố và lan rộng.

Một tín hiệu rõ ràng là khả năng giá nhà giảm trong ngắn hạn gần như không thể xảy ra, đặc biệt với việc bảng giá đất sẽ được cập nhật hàng năm và tiệm cận giá thị trường từ 01/01/2026 theo Luật Đất đai mới.

Theo CBRE Việt Nam, giá căn hộ tại các khu vực giáp ranh TP.HCM dự kiến sẽ tăng thêm 8–10% trong năm 2025 và tiếp tục điều chỉnh tăng trong năm 2026 do hiệu ứng từ cả bảng giá đất và nhu cầu đón đầu hạ tầng – quy hoạch mới.

Hãy theo dõi Nhà Ở Ngay để không bỏ lỡ những tin tức thị trường bất động sản mới nhất và cơ hội đầu tư tiềm năng.